399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Lời triết lý trên nay là moat đoạn văn nằm ở phần cuối truyện,cũng là nhân vật dùng để bình giá chính người vợ của mình.Nó hàm chứ một cách sống,một triết lý nhân sinh.
Quả thực như vậy!Không biết đã bao giờ chúng ta tự hỏi:ta đang sống ở đâu?Nơi ta sống có những ai?Những câu hỏi tưởng chừng rất dễ trả lời nhưng thực tế thì ngược lại.Với những người ở quanh ta,chẳng làm điều gì ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ta chắc chẳng mấy khi ta “cố tìm mà hiểu họ”,giống như người vợ tảo tần của ông giáo.Và bởi thế cho nên phải chăng ta chỉ nhìn thấy họ “gàn dở,ngu ngốc,bần tiện,xấu xa,bỉ ổi…”.Đúng!Điều này thường gặp lắm!Có thể ta “không cố tìm”nên chẳng bao giờ ta “hiểu họ”.Những gì ta nhìn thấy và ta đang đánh giá kia hầu hết chỉ là những yếu tố bề ngoài mà những người nghèo khổ thì làm sao có điều kiện mà chăm chút cái bề ngoài.Hoặc giả ta cũng có thể chẳng có thì giờ và công súc để quan tâm tới họ.Và thế là vô tình hay hữu ý họ trở thành những người “tàn nhẫn” trong mắt của chúng ta.Vợ ông giáo là một người như vậy.Chị không ác với ai nhưng chị quá khổ mà người ta khổ quá thì “còn nghĩ gì đến ai được nữa”.Đến nay ta thấy nhân vật “tôi” sâu sắc lắm.Đúng là nếu chưa nghĩ đến mình thì có đâu lại lo cho người khác.Muốn nghĩ cho người khác trong khi mình chẳng hơn họ điều gì hẳn phải “cố” rất nhiều,phải vượt qua không biết bao nhiêu rào cản về vật chất và tình thần.Ông giáo chính là người đã vượt qua những rào cản ấy để mà khóc,mà cảm thông cho lão Hạc trong khi cuộc sống của gia đình mình cũng chẳng hơn gì.
Ông giáo không giống vợ mình,chỉ nhìn lão Hạc bằng một chiều thôi.Ông vượt lên tất cả để mà thong cho lão Hạc,thương cho một kiếp người sống nhục nhằn,tủi cực.Lão Hạc đáng thương và đáng được thương lắm chứ.Lão cũng tốt vô cùng.Chỉ có điều cái tốt đẹp của lão không có mảnh đất để được sống lâu dài.Nó loáng qua nhanh với tất cả những người hàng xóm thờ ơ.Cuộc đời của lão là chuỗi dài những lo lắng,buồn đau và thậm chí đôi lúc là ích kỉ.Tất cả cái đó là át hết đi cái tình yêu thương con rất mực,cái long vị tha,lòng tự trọng….của lão nông dân nghèo khổ ấy.Cái tốt,cái đẹp đã bi những lo lắng lặt vặt hàng ngày che lấp hẳn đi khiến những người sống gần lão nếu không căng ra để hiểu thì sẽ chỉ thấy lão toàn là xấu xa tàn nhẫn mà thôi.Cái triết lý của Nam Cao quả là một bài học nhân sinh sâu sắc.Nó dạy ta cái lẽ sống tốt đẹp ở đời.
Suy nghĩ của người dẫn truyện là một đoạn văn giàu triết lý.Nó được lặp lại trong moat thực tế ở phần cuối truyện.Khi ông giáo nghe Binh Tư kể,ông cứ nghĩ những ý nghĩ tốt đẹp mình về lão Hạc đã lâm và cuộc đời đáng buồn biết mấy.Nhưng ngay sau đó khi đã hiểu ra lão Hạc xin bả chó của Binh Tư về là để chết thì ông giáo mới giật mình.Đó!Nếu ta sống với những người ở quanh ta mà không “cố tìm hiểu họ” thì ta đâu dễ dàng biết được họ cũng chỉ vì những lo lắng buồn rầu mà cái bản tính tốt bị giấu đi.Họ cũng tủi khổ và bất hạnh biết nhường nào.