399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Kinh tế Việt Nam phát triển khá mạnh trong những năm gần đây do đó các hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra thường xuyên và nhộn nhịp hơn. Để phục vụ nhu cầu về vận chuyển, các hình thức vận chuyển và cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư và phát triển vô cùng đa dạng. Trong các phương thức vận chuyển hiện nay, vận chuyển đường biển vẫn thường là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp bởi những tiện ích mà nó mang lại.
Vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu thuyền trên cơ sở hạ tầng biển. Tại Việt Nam phương thức vận chuyển đường biển được đánh giá cao về tính thuận tiện bởi nước ta giáp biển với đường bờ biển dài gần 3600km đi qua 28 tỉnh thành trong cả nước. Bên cạnh đó với các đặc tính ưu việt như: không kén chọn hàng hóa, có thể vận tải hàng hóa nặng cồng kềnh….. nên vận tải biển được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng, đặc biệt là trong hoạt động giao thương với các nước trên thế giới.
Các loại hàng hóa phù hợp vận chuyển trên biển:
Ưu điểm nổi trội của hình thức vận chuyển bằng đường biển đó là có thể tải hầu như tất cả các hàng hóa từ loại có trọng lượng nhẹ dễ chuyển chở cho đến các kiện hàng cồng kềnh có tải trọng vài chục tấn. Một số mặt hàng tiêu biểu phù hợp để vận chuyển trên biển như: những loại nhiên liệu than, dầu mỏ hay các hàng hóa thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, gỗ, các thiết bị điện tử, xe hơi…….
Tuy nhiên, khi vận chuyển đường biển các hàng hóa thuộc loại dễ vỡ như thủy tinh hay gốm sứ thường hạn chế do có thể xảy ra các nguy cơ đổ vỡ, hư hao hàng hóa trong quá trình di chuyển của tàu.. Bên cạnh đó, các loại mặt hàng cần thời gian vận chuyển nhanh thì không nên lựa chọn phương thức vận tải biển bởi tốc độ của tàu thường rất chậm.
Một số ưu và nhược điểm mà vận chuyển đường biển mang lại
Ưu điểm
Vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa: Các tàu được sử dụng trong vận chuyển đường biển thường có tải trọng rất lớn nên phù hợp để vận chuyển các kiện hàng hóa có khối lượng lớn gấp nhiều lần so với những hình thức vận chuyển khác.
Chi phí vận chuyển thấp: Với khả năng vận chuyển số lượng nhiều hàng hóa cùng một lúc, vận tải biển giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ.
Bảo đảm an toàn: Số lượt tai nạn đường biển rất ít so với các hoạt động vận tải khác, lộ trình thông thoáng và ít phương tiện đi lại nên giúp bảo đảm sự an toàn cho hàng hóa. Bên cạnh đó, khi vận chuyển đường biển các hàng hóa thường được phân loại là xếp vào các container chuyên dụng do đó có thể giảm thiểu các hư hại trong suốt quá trình di chuyển.
Nhược điểm
Phụ thuộc vào thời tiết: Loại hình vận chuyển đường biển này bị phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết. Vào các mùa có thời tiết xấu thường sẽ ảnh hưởng đến lịch trình của tàu, trong nhiều trường hợp chuyến hàng có thể bị hủy hoặc thời gian vận chuyến sẽ bị kéo dài gây ảnh hưởng không tốt đến hàng hóa.
Thời gian vận chuyển chậm: So với các hình thức vận tải khác thì vận chuyển đường biển có thời gian khá lâu do đó không phù hợp với những mặt hàng cần thời gian giao hàng nhanh. Các chuyến vận tải thường phải được lên lịch từ trước, không có tính linh hoạt như các hình thức vận chuyển bằng đường bô, đường sắt hay hàng không.
Thủ tục xuất và xuống hàng rườm rà: Thông thường chỉ có một số hệ thống bến cảng nhất định nên việc lên xuống hàng cũng tốn khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, các thủ tục cũng như qui trình kiểm tra hàng hóa khi xuất, nhập cảng khá rườm rà gây nhiều khó khăn.
Tuy vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhưng với những lợi ích cũng như sự thuận tiện mang lại, phương thức vận chuyển đường biển vẫn là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn và xuất khẩu sang các nước trên thế giới.